©Cửa hàng trực tuyến Kotobuki.vn – Japanese Health & Beauty House Chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe & làm đẹp cao cấp.
®100% được Nhập Khẩu từ Nhật Bản. Miễn phí giao hàng toàn quốc
Bấm đây ⇒⇒⇒ 0919946685 gọi ngay. Đặt hàng online ⇒Bấm tại đây

Bồi bổ sức khỏe tim mạch bằng các món sau

Để chế biến được nhiều hơn các món ăn bồi bổ sức khỏe để tẩm bổ cho cả nhà.
Dưới đây, là một số món có thể thêm vào sổ tay nội trợ mà bạn có thể làm cho mọi người cùng thưởng thức:
boi-bo-suc-khoe
>>> Reishi extract ball hỗ trợ bệnh tim mạch toàn diện

Xương bò hầm bông atiso

Nguyên liệu: (3 phần ăn): 500gr xương bò (có thể thay thế bằng xương heo); 1 bông atisô cỡ vừa; hành lá, rau mùi; muối hạt nêm, nước mắm.
Cách chế biến: Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch. Bông atisô chẻ làm tư, làm sạch những sợi lông tơ ở giữa nhụy, rửa lại một lần nữa cho sạch. Xương bò cho vào nồi, cho nước vào ngập mặt xương, đun sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, đổ nước trụng xương đi. Rửa lại bọt dơ, rồi tiếp tục đổ nước ngập mặt xương, đun sôi.
Cho bông atisô vào, đun nhỏ lửa (khi đun nhớ hớt bọt nổi lên phía trên). Nêm vào nồi một thìa muối, một thìa nước mắm, nửa thìa hạt nêm. Đun nhỏ lửa, khoảng 1 – 2h, sau đó cho nêm nếm lại tùy khẩu vị rồi cho hành ngò vào. Có thể dùng nồi áp suất để rút ngắn thời gian nấu.
Không chỉ có vị ngon, ngọt tự nhiên từ thịt bò hầm và bông atisô, món ăn này còn có tác dụng thanh nhiệt và giúp bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình bạn vào những ngày nóng bức.

Vịt hấp Đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: Vịt 1 con, Đông trùng hạ thảo 1 g, Rượu, gừng, hành, muối, bột tiêu vừa đủ.
Cách chế biến:  Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, chân móng, chần qua nước sôi, để ráo. Đông trùng hạ thảo rửa sạch bằng nước ấm.
Dùng dao rạch một đường từ đầu đến cổ vịt, nhét  8 – 10 cộng Đông trùng hạ thảo vào rồi khâu lại.
Cho hành, gừng (đã xắt sẵn) cùng lượng Đông trùng hạ thảo còn lại vào bụng vịt. Bỏ vịt vào tô sứ, đổ thêm canh, nêm thêm muối, bột tiêu, rượu, dùng giấy dán kín miệng tô, rồi cho vào nồi hấp khoảng 2 giờ.
Đây là món ăn giúp bồi bổ sức khỏe vô cùng tốt. Không chỉ có tác dụng bổ phế thận, ích tinh tủy, vịt hấp Đông trùng hạ thảo còn rất tốt cho những người mắc các chứng ho suyễn hư lao, liệt dương di tinh, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, lưng gối yếu, bệnh lâu không hồi phục…
>>>bạn bị suy nhược cơ thể <<

Gà hầm hạt sen:

Nguyên liệu: ½ con gà ta hoặc ¼ gà công nghiệp, 50g hạt sen khô, 1 nắm nấm hương, 2 củ hành khô, 1 miếng gừng, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu, rau mùi, hành lá.
Cách chế biến: Hành khô bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Gừng xắt sợi nhỏ.Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt chân. Hạt sen rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
Gà chặt miếng vuông vừa ăn, ướp với ½ chỗ hành khô, 2 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe nước mắm và ½muỗng cafe hạt tiêu trong khoảng 30 phút.
Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào nồi, cho gừng và hành khô còn lại và xào thơm. Trút thịt gà vào đảo cho thịt chuyển màu và săn lại. Sau đó, thêm nước hoặc nước dùng (nếu có) vào xâm xấp, vừa ngập thịt gà, mở lửa to đun sôi.
Khi nồi nước sôi, bạn mở vung, vặn nhỏ lửa, dùng thìa hớt bỏ bớt mỡ và bọt, sau đó thêm hạt sen vào nồi gà. Tiếp tục đun cho đến khi nước sôi lại thì bạn thêm nấm vào, đậy vung giảm nhỏ lửa đun thêm khoảng 20 phút. Sau đó, tắt bếp, nêm nếm lại vừa ăn, rắc hành mùi vào rồi tắt bếp.
Một tô gà hầm hạt sen thơm phức, nóng hổi sẽ giúp bữa cơm nhà bạn thêm ngon miệng, đậm đà hương vị. Món ăn này cũng giúp bồi bổ sức khỏe và giúp bạn nhanh hồi phục sau khi làm việc vất vả hay vừa mới ốm dậy.

Cách chăm sóc người già bị bệnh tim mạch trong mùa đông

Mùa đông là mùa mà các cụ già thường gia tăng trong mùa đông. Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh về tim thì nên cảnh giác và có biện pháp chăm sóc cụ thể, bảo vệ sức khỏe gia đình khi trái gió trở trời đột ngột
cham-soc-nguoi-gia-bi-benh-tim-mach
>>>Reishi extract ball hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Mùa đông thời tiết lạnh sâu và kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người đặc biệt là người cao tuổi. Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật ở người cao tuổi trong những ngày thời tiết lạnh.

Song song với các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng mạnh mẽ mỗi khi mùa đông đến. Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, có khoảng hơn 50% những cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông, tỷ lệ người già tử vong do bệnh tim mạch cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 – những tháng lạnh giá nhất của năm.

Thực hành khám chứa bệnh tại các chuyên khoa tim mạch trong nước cũng cho thấy: Tỷ lệ người già nhập viện do các bệnh tim mạch thường gia tăng mạnh mẽ trong mùa đông đặc biệt là vào những đợt rét đậm, rét hại. Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là đau tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, thoái hóa van tim…

Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, nếu cơ thể người bệnh tim mạch không giữ đủ độ ấm sẽ rất dễ bị hạ thân nhiệt đột ngột khiến bệnh tình tiến triển nặng hơn thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mùa lạnh, nhu cầu cung cấp oxy của tim tăng lên do phải tăng cường hoạt động để duy trì thân nhiệt. Nếu tim không đáp ứng đủ nhu cầu này sẽ dẫn đến mất cân bằng cung - cầu khiến tình trạng suy tim tăng lên, gây đau thắt ngực ở người bị mắc bệnh mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Tham khảo tin tức tức sức khỏe bệnh tim mạch: suy nhược cơ thể
Hơn nữa, thời tiết lạnh giá của mùa đông cũng dễ làm người già bị viêm nhiễm đường hô hấp, làm tăng nguy cơ suy tim và nhồi máu cơ tim. Không khí lạnh làm cho các động mạch vành bị co thắt, mạch máu dễ bị tắc, máu khó lưu thông gây khó khăn cho việc thải độc trong máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến những bệnh nhân tim mạch không tập thể dục được thường xuyên. Mùa đông cũng là lúc không khí ô nhiễm nặng hơn bởi gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao. Thời điểm cuối năm là mùa của lễ Tết và đoàn viên, mọi người thường có tâm lý tự cho phép mình ăn uống thoải mái hơn không cần kiêng khem… Tất cả những lý do trên khiến cho tỷ lệ đau tim tăng nhanh vào mùa đông.

Nếu gia đình có người già bị mắc bệnh tim mạch, bạn cần cảnh giác và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, đặc biệt là khi trời trở lạnh nhanh, đột ngột.

- Khi thời tiết chuyển lạnh, người bị bệnh tim mạch cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, không nên thức dậy quá sớm, không nên ra ngoài tập thể dục vào lúc sớm, thay vào đó có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
- Người bị bệnh tim mạch cần nhớ, luôn mang theo thuốc trợ tim bên mình, cần quan sát thường xuyên nhịp thở vào đêm khuya, lúc sức đề kháng của cơ thể giảm để có biện pháp cứu chữa kịp thời.
>>>Món ăn bồi bổ sức khỏe
- Không nên tắm gội hàng ngày khi thời tiết lạnh và không nên tắm và gội cùng một lúc. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây nên những tổn thương tim hoặc nặng hơn có thể gây đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền…

- Đặc biệt, khi thấy trong người có những dấu hiệu bất thường như: Nói khó, mất thị lực thoáng qua… thì phải đến bệnh viện hoặc mời bác sỹ đến nhà khám ngay để có hướng điều trị phù hợp, vì đó là những dấu hiệu biến chứng dễ làm bệnh nhân bị đột quỵ.

- Người già bị bệnh tim mạch nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể. Không ăn quá nhiều chất đường, béo… vì điều này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Không hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia… Nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, vitamin K2.

- Người bị bệnh tim mạch cần được đo và theo dõi huyết áp định kỳ.
Theo tamsugiadinh (Tổng hợp)

Đồ ăn ngon ăn nhiều càng nguy hiểm cho tim mạch

Rượu vang đỏ. Đây được xem là một trong những thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe nếu uống đúng chừng mực. Một ly rượu vang đỏ không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn cung cấp lượng lớn resveratrol – một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim, ung thư, tiểu đường type 2 và các bệnh thái hóa thần kinh như Alzheimer.
benh-tim-mach-1
>>>Reishi extract ball hỗ trợ bệnh tim mạch
Tuy nhiên, uống lượng lớn rượu vang đỏ lại khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe. Cụ thể, nó khiến bạn dễ đối diện với tình trạng tăng cân cũng như các vấn đề nguy hại như tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc ung thư vú, gan và đại tràng.
Chính vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ chỉ nên cho phép mình uống 1 ly rượu vang trong khi nam giới có thể uống 2 ly mỗi ngày.
Dầu dừa. Dầu dừa được người dùng ưa chuộng nhờ khả năng giảm bụng béo hiệu quả, bảo vệ tế bào thần kinh não, ngăn ngừa nguy cơ mắc Alzheimer. Chuyên gia dinh dưỡng Rania Batayneh (tác giả cuốn The One One One Diet) cũng khẳng định dầu dừa rất tốt cho hệ tiêu hóa vì chúng dễ dàng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
Dù tốt song bạn chỉ nên tiêu thụ chừng 20 – 35% lượng calo từ chất béo. Việc sử dụng dầu dừa cho mọi món ăn khiến bạn nạp quá nhiều chất béo. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn chừng 1 muỗng canh dầu dừa.
Quả bơ. Được mệnh danh là “vua dinh dưỡng”, quả bơ chứa lượng lớn chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho tim mạch cùng lượng chất xơ dồi dào.
Dù là siêu thực phẩm song cũng không nên ăn quá nhiều bơ. Ăn nhiều bơ khiến bạn bổ sung lượng lớn calo cho cơ thể. Để có lợi, bạn nên cung cấp lượng bơ tỷ lệ thuận với tần suất vận động mỗi ngày. Nếu thường xuyên ngồi một chỗ, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ bơ mà thôi.
Socola đen. Ngoài hương vị ngọt ngào, socola đen còn được đánh giá cao nhờ chứa nhiều flavonoids – chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và cholesterol xấu, tăng lưu lượng máu tới tim. Socola đen còn chứa hợp chất thúc đẩy não bộ điều tiết hormone cảm giác tốt như serotonin.
Vừa ngon vừa tốt song Hiệp hội Tim mạch Mỹ lại khuyến cáo phụ nữ chỉ nên ăn 1/3 thanh socola (khoảng 27g) trong khi nam giới có thể ăn 2/3 thanh mỗi ngày. Nguyên nhân bởi ăn một thanh socola chừng 100g có thể nạp tới 600 calo vào cơ thể.
Thịt nạc. Thịt bò thăn, sườn bò là nguồn cung cấp protein, sắt hàng đầu cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt nạc còn chứa nhiều omega – 3 cùng các chất chống oxy hóa có lợi như vitamin E.
Dù vậy, bạn chỉ nên ăn chừng 100g thịt nạc, 9g chất béo và 4g chất béo bão hòa mỗi ngày. Việc ăn lượng lớn thịt đỏ có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ ung thư đại tràng nguy hiểm.
Vietbao.vn theo Kiến Thức

Chữa tiểu đường đơn giản với cây nhà lá vườn

Trị tiểu đường bằng phương pháp tự nhiên là cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ được nhiều người áp dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu cách chữa tiểu đường đơn giản với cây nhà lá vườn cho bạn.
>>>gia linh chi reishi hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chữa tiểu đường đơn giản với cây nhà lá vườn

Chữa tiểu đường với lá xoài xanh

Xoài là loại cây có dược tính rất cao, mỗi bộ phận của xoài đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là lá xoài. Theo Đông y lá xoài có vị chua, ngọt, tính mát, có tác dụng giúp lợi tiểu, chữa phù thủng, chống sa nội tạng và trị các bệnh hô hấp như ho, viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính.

Lá xoài cũng được xem như một vị thuốc tự nhiên giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra, nhờ vào hàm lượng cao hợp chất anthxyanhdin.

Theo nghiên cứu của Đại học Queenslands (Úc), lá xoài cũng chứa nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Chính vì vậy, nhiều bác sĩ ở châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc trị tiểu đường vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết trong lá xoài cũng rất thấp, khoảng từ 40-60 nên không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Dùng lá xoài trị tiểu đường như thế nào?

Có thể dùng lá xoài để uống như nước trà bằng cách: Lấy 5 lá xoài non cắt sợi, cho vào cốc rồi đổ thêm nước nóng vào để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước này, bỏ lại phần xác.
>> tác dụng của nấm linh chi trong việc điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch

Nếu muốn tiện hơn bạn có thể lấy lá xoài, đem phơi trong bóng râm cho đến khi khô, rồi nghiền thành bột. Mỗi lần lấy nửa muỗng cà phê bột hòa loãng với một ly nước. Uống vào mỗi buổi sáng và chiều tối.

Lưu ý: không nên uống nhiều lần trong ngày vì công hiệu sẽ quá lớn, khiến lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm. Nên uống cách các loại thuốc khác chừng 2-3 tiếng để không làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể.
Chữa tiểu đường bằng lá sung non

Cây sung có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Qủa sung thường được dùng ăn kèm rau sống và muối chua. Lá sung cũng là loại lá ăn kèm, nhằm tăng thêm vị ngon cho món ăn. Ngoài ra, loại lá này còn được dùng nhiều để chữa bệnh tiểu đường. Bạn có thể dùng lá sung nấu lên, lấy nước uống hàng ngày thay trà.
>> nam linh chi nhat ban nấm quý đến từ Nhật

Bài thuốc trị tiểu đường với lá sa kê, đậu bắp, búp ổi

Đây là bài thuốc dân gian trị tiểu đường hiệu quả, giúp cho người bệnh không phải quá kiêng khem, giảm liều dùng thậm chí không dùng thuốc tây mà vẫn giữ được mức đường huyết ổn định. Bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu: 100g lá sa kê (phải là loại lá sa kê vàng rụng xuống đất, không được dùng lá còn tươi trên cành), 20g búp ổi tươi, 100g đậu bắp.

Dùng nồi đất sắc ba thứ trên với 2 lít nước trên lửa than, còn lại 500ml chia uống trong ngày. Nên sử dụng bài thuốc trên thường xuyên để có kết quả tốt hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch chỉ với 7 bước

Bệnh tim mạch sẽ không còn là nỗi lo lắng và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn nếu biết cách ngăn chặn và đẩy lùi. Cải thiện sức khỏe tim mạch chỉ với  7 bước sau đây là bí quyết hay dành cho bạn.
>> Tác dụng của nấm linh chi đối với tim mạch

7 bước giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Bước 1: Thay đổi thói quen ăn uống

  
Để bệnh tim mạch không còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cũng nên có một vài thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống của mình. Nên giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng cách hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn và các loại thức ăn như snack, mì gói…
Nên lựa chọn các loại sữa có hàm lượng chất béo thấp, theo đó, có thể thay các loại sữa  có đường và giàu chất béo bằng các loại không đường, sữa tách kem…
Nên loại dần các thực phẩm sau ra khỏi thực đơn của bạn như sốt mayonaise, các loại nước sốt béo, da gà…
Xem thêm: gia linh chi reishi

Bước 2: Bỏ các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa

Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa là một trong những thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch cho bạn. Do đó, nên loại bỏ hoàn toàn chúng khi nấu ăn. Bạn cũng nên kiểm tra lại loại dầu mà gia đình mình đang sử dụng. Hãy tránh các loại dầu thực vật đã hydro hóa một phần và thay thế chúng bằng các loại dầu dừa, dầu ôliu…

Bước 3: Hạn chế ăn muối

Ăn mặn sẽ khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, đặc biết là cao huyết áp. Vì vậy, tốt nhất nên tập bỏ dần thói quen này. Ngoài việc nêm ít muối khi chế biến thức ăn, cũng nên hạn chế ăn các món ăn có nhiều muối như bánh mì, pizza, mì gói, các loại thịt ướp muối…

Bước 4: Duy trì ba bước trên và ăn thêm các loại rau có màu xanh thẫm

Mức độ hocmocystein cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tim mạch. Nguồn vitamin B dồi dào trong các loại rau này sẽ giúp làm giảm nhanh nồng độ hocmocystein trong máu. Rau xanh  cũng chứa nhiều canxi và chất chống oxy hóa, do đó nó giúp ngăn cản sự tích tụ của các mảng bám ở động mạch. Nó cũng là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào. Nguy cơ mắc  bệnh tim và huyết áp  của bạn cũng  giảm đi đáng kể nhờ lượng chất xơ chứa trong rau xanh.

Bước 5: Thêm gừng vào các bữa ăn hằng ngày

Các nghiên cứu ngày nay đã chứng minh gừng là một loại gia vị cực kỳ hữu ích cho sức khỏe, nó có khả năng phòng chống các cơn đau tim bằng cách giảm cholesterol trong máu và chất béo trung tính LDL "xấu", trong khi nâng cao mức HDL có lợi. Ăn nhiều gừng làm cũng giúp làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ cục máu đông.

Bước 6: Nên dùng khoảng 1-2 muỗng dầu hạt lanh mỗi ngày

Dầu hạt lanh là một nguồn  axit omega 3, và omega 6 & 9 tự nhiên rất phong phú. Ăn nhiều acid béo omega- 9 từ hạt lanh thay cho chất béo bão hòa và các loại chất béo chuyển dạng từ chất béo chưa no sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo nhiều nghiên cứu, acid alpha-linolenic (ALA) có trong hạt lanh cũng là một loại acid có nguồn gốc acid béo omega-3 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Bước 7: Tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục hằng ngày sẽ giúp làm tăng lipoprotein - thường được gọi là cholesterol "tốt", và giảm lipoprotein - cholesterol "xấu" gây nên các bệnh về tim mạch. Theo các chuyên gia khuyến cáo chỉ cần 30 phút tập luyện hàng ngày, bạn có thể giảm đến một nửa nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, khi tập thể dục, tim của bạn cũng được luyện tập, tốc độ co bóp và số lượng máu bơm vào các cơ quan trong cơ thể tăng lên giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn.